Mở đường 71 - tuyến đầu của chiến lược 15C dọc dãy Trường Sơn
7/5/2013 12:00:00 AM

Công trường 71A trực thuộc Cục Công trình I, trụ sở đóng tại xã Khai Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An, ông Bùi Do được điều về làm Giám đốc, thực hiện nhiệm vụ mở đường 71 – tuyến đầu của đường chiến lược 15C dọc dãy Trường Sơn.

              Tuyến do Công trường thi công dài 60km từ Tân Kỳ (Nghệ An) đến Hà Tân (Hương Sơn - Hà Tĩnh). Lực lượng thi công đường là dân công hỏa tuyến (nghĩa vụ 18 tháng, từ các tỉnh Miền Bắc vào Khu IV) chuyển sang, chiếm số đông là người Nam Định. Công trường 71A tổ chức thành 8 C (như biên chế cấp đại đội trong quân đội) và đội công trình, 2 đội cơ giới (cơ giới 7 và cơ giới 3), 1 đội vận chuyển, 1 xưởng phụ trợ các đội chuyên làm cầu và cống. Phương tiện thi công chủ yếu bằng máy ủi và máy xúc. Chỗ ở của công nhân ban đầu dựa vào nhân dân địa phương, sau mới có điều kiện dựng lán trại tập trung. Chế độ ăn uống gặp nhiều hạn chế, khó khăn. Sau 9 tháng thi công, ngày 24 tháng 3 năm 1972 tuyến từ Tân Kỳ đến Hà Tân được thông xe và sau đó cho thông xe trên toàn tuyến dài 200km. Đường 71 hoàn thành trước khi cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ 2 của đế quốc Mỹ xảy ra, đã mở thêm tuyến hỗ trợ vận tải từ Khu IV vào chiến trường, kịp thời ứng phó với âm mưu mới của địch.

                 Hoàn thành nhiệm vụ làm đường 71, Công trường 71A chuyển vào huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, nhận nhiệm vụ mới và sau đó đổi tên thành Công ty 773 (vào tháng 7 năm 1973). Ngay từ thời kỳ đó, Công ty 773 đã chủ trương cơ giới hóa công việc thi công đóng cọc ván thép, mặc dù phương tiện kỹ thuật còn đơn giản, gồm búa máy, máy vận chuyển vật liệu và các loại kết cấu. Năm 1974, Công ty 773 trở ra Nghệ An thi công cảng Cửa Lò. Nhớ lại thời kỳ từ Công trường 71A đến Công ty 773, ông Bùi Do nói điều tâm huyết, có lẽ đã ấp ủ nhiều năm nay: “473 gắn liền với cuộc đời tôi!” Sự thật là như vậy, bởi Công trường 71A do ông làm Giám đốc là tiền thân, là điểm khởi đầu cho sự trưởng thành vững mạnh của Công ty cổ phần 473 ngày nay. Ông cũng không quên những người cánbộ và công nhân trong những tháng năm đầy gian nan, thử thách; đặc biệt khi nhắc tới người thợ giỏi, lắm sáng kiến cải tiến kỹ thuật Võ Quang Sinh.

             Công trường 71A nằm ở vùng trọng điểm đánh phá của máy bay Mỹ. Tính từ ngày 6 tháng 4 năm 1972 đến ngày 15 tháng 1 năm 1973, trên toàn tuyến giao thông do Cục Công trình I đảm nhiệm, địch đã ném bom 548 trận, trong đó có 21 trận bom B52. Trong số 21 cán bộ và công nhân thuộc Công trường 71A hy sinh trong chiến tranh, có 6 công nhân, là người huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định, thuộc C8 đã hy sinh bởi bom B52 rải thảm trong khi thi công đường. Đoạn đường 71A hoàn thành, cán bộ công nhân Công trường 71A tiếp tục nhiệm vụ phục hồi tuyến đường sắt từ ga Ngân Sơn (Quảng Bình) tới ga Sa Lung (Quảng Trị), dài 64km.

             Cũng tại thị xã Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình, nhận nhiệm vụ thi công cảng Nhật Lệ, Công ty 773 bắt đầu bước vào một thời kỳ mới - từ thi công đường chuyển sang  thi công cảng. Tiếp theo cảng Nhật lệ, Công ty 773, và sau đổi tên thành Công ty 473, đã thi công các công trình: cảng Cửa Lò, cảng Lê Môn, cảng Cửa Hội, cảng Bách hóa Bến Thủy, cảng Nghi Xuân… Các công trình này đi vào hoạt động có tác dụng trực tiếp phục vụ công tácvận chuyển hàng hóa đường thủy, đường biển, kích thích nền kinh tế địa phương khai thác hiệu quả các tiềm năng vốn có về nhiều mặt, một số cảng phát huy vai trò thông thương với các nước, như cảng Cửa
Lò, cảng Của Hội.

             Ông Nguyễn Hữu Hàn - Giám đốc Công ty 773 thời kỳ 1974-1976, rất có lý khi nói rằng: Nhiệm vụ thay đổi trên các địa bàn thi công khác nhau kéo theo rất nhiều khó khăn, phức tạp, đòi hỏi phải kịp thời thích nghi với hoàn cảnh, điều kiện, trong khi nền kinh tế sau chiến tranh chưa được phục hồi, kỹ thuật, công nghệ yếu kém, đầu tư mua sắm thiết bị, vật tư còn nhiều hạn chế, mà trách nhiệm hoàn thành công trình đúng tiến độ yêu cầu để nhanh chóng phục vụ các nhu cầu của đời sống kinh tế và sinh hoạt của nhân dân lại rất lớn và cấp bách. Do đó, quan trọng là phải tận dụng triệt để mọi khả năng hiện có về sức người và sức của. Cán bộ, công nhân Công ty 773 lúc bấy giờ đã làm được việc đó. Đội ngũ đã được tôi rèn và trưởng thành từ thực tiễn phục vụ hỏa tuyến, có tinh thần khắc phục khó khăn gian khổ và luôn chủ động sáng tạo trong lao động, sản xuất, có nhiều kinh nghiệm và đề xuất nhiều sáng kiến cải tiến kỹ thuật trong thi công trên các địa bàn  khắc nghiệt về địa hình, địa chất, khí hậu, thời tiết. Bản thân ông Nguyễn Hữu Hàn đã từng tham gia chỉ đạo thi công công trình cảng Nhật Lệ với cương vị Phó Giám đốc, thời ông Bùi Do làm Giám đốc, nên rút ra được những bài học bổ ích, mà một trong những bài học đó là người lãnh đạo phải luôn luôn quan tâm, chăm lo đến đời sống của cán bộ, công nhân và phần nào gia đình của họ, nhất là mỗi khi di chuyển đến công trường mới, đặc biệt phải chú trọng đến công tác bảo đảm
an toàn lao động. Ông tâm sự: Hồi đó đời sống của anh em chúng tôi ngặt nghèo lắm, nhưng rất vui và hăng say, hết mình vì trách nhiệm, vì tập thể. Ông tự hào rằng, trong suốt 40 năm công tác, từ khi tham gia Thanh niên xung phong thời chống Pháp (1953) và thi công các công trình giao thông (đường sắt Hà Nội - Hữu nghị quan, cầu Đoan Hùng), rồi vào Khu IV (từ Nghệ An tới Quảng Bình) trong chiến tranh chống Mỹ, trước khi về Công ty 773 đã làm Đội trưởng Đội cầu 8, về làm Giám đốc Công ty 473 và sau đó làm Giám đốc B19 (đều thuộc Cienco 4).

TIN BÀI KHÁC:

Thi công xây dựng cảng Cửa LòThi công công trình xây dựng cầu Hiền LươngThi công tuyến đường sắt Thống nhất đất nướcThi công cầu Bến Thủy I - cây cầu đầu tiên bắc qua sông Lam

HoSTC HaSTC
Mã CK TC Khớp lệnh +/-
Giá KL
(Bấm vào nội dung để xem chi tiết)