Thi công công trình xây dựng cầu Hiền Lương
7/5/2013 12:00:00 AM

Một trong những kỷ niệm sâu sắc đối với cán bộ, công nhân Công ty 473 là đã được tham gia thi công công trình xây dựng cầu Hiền Lương, khởi công vào năm 1995. Sông Bến Hải dài chừng 100Km, nơi rộng nhất khoảng 200m, là ranh giới tự nhiên giữa 2 huyện Vĩnh Linh và Gio Linh của tỉnh Quảng Trị. Sông chính bắt nguồn từ núi Động Chân thuộc dãy Trường Sơn, chảy dọc theo đường vĩ tuyến 17 độ Bắc, từ tây sang đông, xuống hạ lưu tiếp nhận thêm nhánh Sa Lung bên tả ngạn, đổ ra biển Đông ở Cửa Tùng.

 

cau-hien-luong-moi

             Năm 1995, Bộ Giao thông Vận tải giao nhiệm vụ cho Công ty 473 tham gia xây dựng cầu Hiền Lương mới. Cầu nằm về phía tây cầu cũ. Công ty 473 tham gia thi công cầu với công nghệ mới - công nghệ đúc đẩy. Theo ghi chép của Thạc sỹ - Kỹ sư cầu – nguyên Phó trưởng phòng Kỹ thuật Công ty Cầu-cảng 473
Nguyễn Ngọc Lam: cuối năm 1992, Công ty 473 đã trực tiếp ký hợp đồng liên doanh và chuyển giao công nghệ thi công bằng phương pháp đúc đẩy với Liên bang Nga, áp dụng cho công trình xây dựng cầu Hiền Lương (Quảng Trị). Đây là một bước nhảy vọt, thể hiện tiềm lực cạnh tranh trên thị trường trong nước về xây dựng các công trình cầu. Công nghệ đúc đẩy rất thích hợp cho những công trình cầu có nhịp từ 30 đến 80m, tối ưu cho khẩu độ từ 40 đến 60m, có thể áp dụng ở mọi địa hình, trong địa thế chật hẹp. Theo thiết kế, cầu Hiền Lương dài 240,6m, mặt cầu rộng 11,9 mét và gồm: 2 mố và 5 trụ, nằm trên bệ cọc bê tông cốt thép thường (mác 200 đến 300); kết cấu nhịp dầm bê tông cốt thép dự ứng lực, có sơ đồ nhịp 30,75m + 4x42m + 30,75m, dầm hình hộp có chiều cao 2,5m(không thay đổi), đáy dầm rộng 4,6m, thành nghiêng dày 25cm đối với đoạn giữa nhịp và 35cm đối với phân đoạn 21m nằm trên trụ. Công nghệ thi công bằng phương pháp đúc đẩy đòi hỏi phải thực hiện nghiêm ngặt các quy trình, chỉ tiêu kỹ thuật, công tác giám sát phải chặt chẽ. Cầu Hiền  Lương khánh thành và thông xe vào đầu năm thì tháng 5 năm 1999, toàn bộ dây chuyền công nghệ đúc đẩy được đưa vào áp dụng thi công xây dựng 
5 nhịp dầm (từ nhịp số 1 đến nhịp số 5) phía Bắc cầu Quán Hàu.

            Áp dụng thành công công nghệ đúc đẩy, Công ty 473 đã trở thành một thương hiệu trong hàng ngũ những công ty cầu mạnh của ngành Giao thông Việt Nam với đội ngũ cán bộ, kỹ sư, công nhân kỹ thuật giỏi, có bản lĩnh và phong cách chuyên nghiệp, những yếu tố cần thiết để tăng trưởng kinh tế của Công ty trong nền kinh tế thị trường và tiếp tục đẩy mạnh đầu tư bổ sung cho dây chuyền công nghệ đúc hẫng: hệ thống kích căng cáp DUL (nhập từ Mỹ), hệ thống xe đúc, hệ thống ván khuôn, đà giáo, các thiết bị đầm bê tông... Hoàn thành công trình cầu Hiền Lương, Công ty 473 trở ra Quảng Bình nhận nhiệm vụ thi công cầu Sảo Phong, cầu Quán Hàu và sửa chữa hầm số 8 tuyến đường sắt Bắc-Nam.

           Quảng Bình trong thời kỳ chống chiến tranh phá hoại bằng máy bay của Mỹ, là địa điểm tập kết hàng hóa, vũ khí và bộ đội từ Miền Bắc, từ đó theo những con đường máu lửa vượt Trường Sơn, như đường 12 A, đường 20, đường 10, đường 11, đường 16... qua nước bạn Lào chi viện cho chiến trường Miền Nam. Vì vậy, giặc Mỹ coi Quảng Bình là nơi phải hủy diệt, là cái “túi” để chúng trút hàng ngàn tấn bom, mìn. Với tinh thần “Sống bám đường, chết kiên cường dũng cảm”, “Địch đánh rừng già ta ra rừng non. Địch đánh rừng non ta ra bãi trọc. Địch đánh bãi trọc ta bám mặt đường”, quân và dân Quảng Bình đã ngoan cường bám trụ trên mảnh đất quê hương, “một tấc không đi, một ly không rời” để đảm bảo đường chi viện cho chiến trường luôn thông suốt.

             Sông Gianh là con sông duy nhất ở Việt Nam chỉ chảy qua một tỉnh – Quảng Bình. Suốt bao đời, đôi bờ sông Gianh vẫn vọng truyền giọng hò man mác:  “Quảng Bình chiều nao / Ta đứng bên ni, ngóng về... bên... nớ / Ơi... con sông Gianh dòng nước xanh trong hiền như dòng lệ... / Mấy trăm năm xưa thành lưỡi gươm chia lìa / Và bao đời nay vẫn chưa liền bến / Hơ ơ ơ ớ hời sông Gianh / Ôi cái nắng chang chang cồn cát Quảng Bình...”. Giấc mơ ấy, niềm khao khát ấy, sau ngày đất nước non sông thu về một mối đã trở thành hiện thực – năm 1999, chiếc cầu bắc qua sông Gianh với 9 nhịp, 8 trụ đã hoàn thành và đưa vào sử dụng.

cau-quan-hau

 Địa điểm xây cầu Quán Hàu nằm ở thị trấn cùng tên, trên khúc sông Nhật Lệ cắt ngang tuyến quốc lộ 1A, cách thành phố Đồng Hới 6 ki-lô-mét về phía nam, nơi mà dải đất hình chữ “S” của Tổ quốc thắt lại hẹp nhất – 50km và tồn tại một địa danh đã đi vào lịch sử hào hùng của dân tộc – Bến phà Quán Hàu.

TIN BÀI KHÁC:

Thi công xây dựng cảng Cửa LòMở đường 71 - tuyến đầu của chiến lược 15C dọc dãy Trường SơnThi công tuyến đường sắt Thống nhất đất nướcThi công cầu Bến Thủy I - cây cầu đầu tiên bắc qua sông Lam

HoSTC HaSTC
Mã CK TC Khớp lệnh +/-
Giá KL
(Bấm vào nội dung để xem chi tiết)