Thi công xây dựng cảng Cửa Lò
7/5/2013 12:00:00 AM

 Thi công xây dựng cảng Cửa Lò cũng là một kỷ niệm khó quên, bởi đây là sự kiện quan trọng đối với nhân dân tỉnh Nghệ An nói chung và ghi mốc son trên con đường phát triển của cảng Nghệ Tĩnh nói riêng.

          Cửa Lò nằm ở vị trí thuận lợi, đường từ biển vào dài 4 ki-lô-mét, sâu 5,5 mét (âm), trong vùng chế độ bán nhật triều (thủy triều lên-xuống ngày 2 lần) với mức chênh lệch bình quân 2 mét nước, mớn nước cao nhất cho tàu ra vào là 7,5 mét (âm), có khả năng đón tàu cỡ 10.000 DWT cập cảng. Để khai thác thế lợi
đó, yêu cầu có một công trình cảng quy mô tương ứng: xây dựng 2 bến dài 330 mét, diện tích bãi cảng rộng 36.000 mét vuông, đường bê tông và đường nhựa dài 14 ki-lô-mét, hệ thống kho bãi rộng 24.000 mét vuông, 7 ki-lô-mét đường sắt và hệ thống thiết bị thông tin, điện chiếu sáng đầy đủ. Công trình được hoàn thành vào đầu năm 1981.

cang-cua-lo

           Thực hiện nhiệm vụ thi công cảng Cửa Lò, cán bộ và công nhân Công ty 773 đã nỗ lực với tinh thần cao nhất, vượt qua mọi thử thách khó khăn về đời sống, về điều kiện địa hình-khí hậu, vươn lên làm chủ kỹ thuật thi công cầu-cảng.

          Cầu Ghép là cây cầu xây dựng mới đầu tiên trên tuyến đường bộ xuyên Việt sau ngày đất nước thống nhất. Cầu có thiết kế dài 203 mét với 6 nhịp bê tông ứng suất trước. Trước và trong khi tiến hành xây dựng cầu, vấn đề giải quyết ăn, ở cho cán bộ và công nhân được đặt ra rất cấp thiết, bởi đời sống quá khó khăn. Bữa ăn chỉ rặt hạt mì rã ra rồi nấu lên, thực phẩm khan hiếm. Việc đảm bảo sức khỏe cho người lao động là đáng báo động.

           Ôn lại những chuyện trước đây, ông Nguyễn Đắc My bồi hồi: Không thể quên cái thời khốn khó ấy. Nghĩ lại thấy khó tin sức chịu đựng của con người. Thật cảm động, vì ngay trong hoàn cảnh đó, trí tuệ của họ vẫn bùng lên, tỏa sáng. Nhiều sáng kiến được đề xuất nhằm giải quyết những vấn đề kỹ thuật trong thi công, đảm bảo tiến độ, chất lượng, an toàn và giảm bớt nặng nhọc cho người lao động. Cầu Ghép có khối lượng thi công lớn với nhiều hạng mục, đòi hỏi kỹ thuật cao. Xây dựng các mố, trụ phải đóng cọc bê tông 35x 35 cm, dài 24 m. Đổ trụ cầu theo phương pháp hạ thùng chụp vữa dâng. Lao các dầm bê tông dự ứng lực có kết cấu phức tạp theo kiểu cắt khúc, mỗi dầm gồm 5 khúc ghép lại thành phiến dài 33m. Yêu cầu khi nối dầm không cho phép sai số. Để giải bài toán thi công này, Công ty đã mở hội nghị lấy ý kiến của cán bộ và công nhân, phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật ở mỗi dây chuyền sản xuất.

           Kết thúc công trình xây dựng cầu Ghép, Công ty 473 được công nhận là “Tập thể lao động xuất sắc”, Đội cầu 1 nhận danh hiệu “Lá cờ đầu”, cá nhân ông Võ Quang Sinh đạt danh hiệu “Chiến sỹ thi đua” và được bầu là đại biểu đi dự Đại hội sáng kiến toàn quốc.

 

              Thi công xây dựng công trình cầu Ghép thành công, Công ty 473 còn giành thắng lợi lớn về việc ứng dụng 2 công nghệ mới: công nghệ thi công bịt đáy bằng vữa dâng và công nghệ chế tạo dầm bê tông DUL tiết diện chữ “T”, dài 33m, theo phương pháp cắt khúc xâu táo, thép CĐC 24 sợi đường kính 5 mm, của Liên Xô, 2 công nghệ này sau đó được Công ty áp dụng thi công các công trình khác ở trong nước và giúp nước bạn Lào xây dựng cầu Nậm Pao. Thành công này thực sự mở ra cánh cửa cho việc hoạch định và là động lực thúc đẩy sự đổi mới trong công tác đầu tư kinh phí, thay đổi nền tảng cơ sở vật chất, nâng cao trình độ và xây dựng nguồn nhân lực cho trước mắt và lâu dài. Sự đổi mới tư duy ngay tiếp đó đã có kết quả. Dây chuyền công nghệ chế tạo dầm 33m, tiết diện chữ “I”,
căng kéo bằng bó thép CĐC 24 sợi đường kính 5mm được thiết kế và chế tạo thành công. Cùng với công nghệ dầm bê tông DUL tiết diện chữ “T”, công nghệ dầm tiết diện chữ “I” được áp dụng thi công xây dựng các cầu Bến Thủy I, Cầu Đông Hà, cầu Đô Lương, cầu Sông Hiếu, các cầu trên quốc lộ 1A-đoạn Sài Gòn đi Cần Thơ và nhiều cầu trên các tuyến giao thông khác vào những năm 90. Đặc biệt, năm 1994, là đơn vị chủ công, Công ty 473 đưa công nghệ kết cấu dầm chữ “T” dài
42 mét, tạo dự ứng lực kéo sau bằng các bó cáp 7 tao 12,7 cm vào thi công cầu Thiệu Hóa (quốc lộ 22 – Thanh Hóa), trở thành cây cầu đầu tiên và duy nhất (ở thời điểm đó) có nhịp giản đơn vượt khẩu độ tối đa.

TIN BÀI KHÁC:

Mở đường 71 - tuyến đầu của chiến lược 15C dọc dãy Trường SơnThi công công trình xây dựng cầu Hiền LươngThi công tuyến đường sắt Thống nhất đất nướcThi công cầu Bến Thủy I - cây cầu đầu tiên bắc qua sông Lam

HoSTC HaSTC
Mã CK TC Khớp lệnh +/-
Giá KL
(Bấm vào nội dung để xem chi tiết)